Từ khóa, ý nghĩa và ứng dụng của quẻ Thiên Thủy Tụng.

Thiên thủy tụng (16)

  • Gồm tượng đơn Kiền ở ngoại tượng và tượng đơn Khảm ở nội tượng.

  • Từ khóa: Luận dã, bất hòa, tranh cãi, tranh chấp, kiện tụng, đúng sai chưa rõ, bàn cãi, trái ý nhau, lớn nhỏ không hòa.

  • Ý nghĩa:

    • Ngoại tượng là tượng Kiền: ngay thẳng, chính nhân, cứng mạnh, quân tử, kim loại, một khối.

    • Nội tượng là tượng Khảm: nham hiểm, tiểu nhân, xuyên sâu vào trong, trói buộc, ràng buộc.

    • Người ngay thẳng gặp kẻ nói dối, nham hiểm để tạo ra tranh cãi, cãi vã, kiện tụng. Người bên ngoài ngay thẳng, bên trong sâu độc, âm thì là người có tính cách lời nói và hành động trái ngược nhau.

    • Khảm mang tính Âm đi xuống, Kiền mang tính Dương đi lên nên mang hai tính chất trái ngược nhau. Âm nói đằng Âm, Dương nói đằng Dương nên dẫn đến sự bàn luận, bàn cãi.

    • Người trên thì chân chính, quân tử (thượng Kiền), nhưng thuộc hạ thì nham

    • hiểm (hạ Khảm) tránh sao khỏi bất hòa, không đồng ý.

    • Ý kiến của người trên bao trùm, lên ý thích của con người dưới hạ. Chẳng hạn như nhân viên lười chậm chạp mà người chủ thúc đẩy, hối.

    • Khảm mềm ở dưới gặp Kiền cứng ở trên. Khối kim loại trên lớp đất mềm nên kim loại dễ bị lún, ngã.

    • Việc che giấu, sâu kín hãm hiểm được mang ra ánh sáng công lý ngay thẳng, chính trực.

    • Luận còn có nghĩa biện luận tốt, học sâu rộng, mở mang kiến thức, mở mang tầm nhìn. Người mang tư duy phản biện xây dựng.

    • Có mặt Tụng tư duy đạp đổ.

Ứng dụng:

  • Có chuyện bất hòa, tranh cãi phải giải quyết cho thông.

  • Dân kêu ca, bất luận, dưới đang bất hòa với trên, bị đè nén.

  • Tìm ra kẻ tiểu nhân xảo trá, không chân thật.

  • Khai sáng và dẫn người mang quẻ Tụng đến với tư duy phản biện mang tính xây dựng.